DỊCH VỤ TƯ VẤN ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ ĐÀI LOAN TẠI VIỆT NAM – CẬP NHẬT MỚI NHẤT
CÔNG TY LUẬT TNHH LTK & PARTNERS (sau đây được viết tắt là “LTK”) gửi lời chào trân trọng tới các nhà đầu tư Đài Loan có nhu cầu tư vấn, trao đổi liên quan đến việc đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư Đài Loan tại Việt Nam.
LTK là hãng luật chuyên môn tư vấn về các hoạt động đầu tư và kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm qua hàng trăm vụ việc thực tế, Thạc sĩ – Luật sư Nguyễn Hải Long (Giám đốc của LTK) sẽ trực tiếp tận tình tư vấn và trao đổi với các nhà đầu tư, cung cấp các giải pháp tối ưu và nhanh chóng nhất.
Bài viết này, LTK gửi tới các nhà đầu tư Đài Loan thông tin tư vấn sơ bộ về ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ ĐÀI LOAN TẠI VIỆT NAM với các nội dung cơ bản như sau:
I. Khái quát tiềm năng và cơ hội khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Việt Nam có nhiều tiềm năng và cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để triển khai các dự án kinh doanh của mình, trong đó phải kể đến các điểm nổi bật sau đây:
(1) Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược, thuận lợi giao thương
(2) Việt Nam có chính trị, xã hội và môi trường kinh doanh mang tính ổn định cao và ngày càng cởi mở
(3) Việt Nam ngày càng cải thiện và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đơn giản hóa và minh bạch hóa, tạo hành lang thông thoáng cho nhà đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
(4) Việt Nam có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và sáng tạo, chi phí lao động cạnh tranh
(5) Kinh tế – xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, nâng tầm ảnh hưởng và vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế, mở rộng hội nhập và quan hệ song phương và đa phương
(6) Việt Nam có nguồn tài nguyên dồi dào, đa dạng và phong phú
(7) Việt Nam ngày càng phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông, các dịch vụ logistics và dịch vụ phụ trợ công nghiệp
(8) Xu hướng chuyển đổi số, kinh tế xanh, phát triển bền vững, cách mạng công nghiệp 4.0… được thúc đẩy mạnh mẽ và ngày càng phát triển tại Việt Nam
II. Cơ sở pháp lý khi đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(1) Luật Đầu tư năm 2020 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành;
(2) Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành;
(3) Các Luật, Nghị định, Thông tư quy định về quản lý các lĩnh vực chuyên ngành;
(4) Các cam kết quốc tế song phương và đa phương của Việt Nam.
Mặc dùng có chung hệ thống pháp luật, tuy nhiên việc thực thi các quy định ở mỗi tỉnh/thành phố lại có nhiều điểm khác biệt, vậy nên nhà đầu tư cần có sự tư vấn bởi các luật sư có nhiều kinh nghiệm thực tế để có giải pháp tối ưu và kiểm soát tối đa các rủi ro pháp lý.
III. Danh sách 10 vấn đề cơ bản cần biết và lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(1) Về các lĩnh vực hoạt động đầu tư kinh doanh
Với ý tưởng kinh doanh của nhà đầu tư, LTK sẽ giúp nhà đầu tư rà soát, lựa chọn và xây dựng mô hình và phạm vi kinh doanh phù hợp với môi trường kinh doanh và điều kiện đầu tư kinh doanh của Việt Nam cũng như các cam kết quốc tế của Việt Nam. Đồng thời, LTK sẽ đưa ra các giải pháp và lựa chọn mang tính khả thi cao dựa trên kinh nghiệm trong hơn 10 năm tư vấn trực tiếp cho hàng trăm vụ việc thực tế. Việc tư vấn lĩnh vực hoạt động đầu tư kinh doanh đúng đắn là cơ sở để xác định hình thức, phương thức, các quy trình và cách thức triển khai đầu tư tối ưu.
(2) Về lựa chọn hình thức đầu tư
Trên cơ sở chọn đúng mô hình và phạm vi kinh doanh, LTK giúp nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất, đúng với khả năng của nhà đầu tư và bối cảnh thực tế, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí triển khai.
(3) Về tư cách nhà đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được hiểu gồm cá nhân nước ngoài hoặc các công ty nước ngoài. Hiện có nhiều lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện mà trong đó pháp luật có những ràng buộc cụ thể về tư cách nhà đầu tư nước ngoài. LTK sẽ giúp nhà đầu tư bố trí / lựa chọn ra phương án tư cách nhà đầu tư phù hợp để đáp ứng mục tiêu đầu tư và thủ tục pháp lý tại Việt Nam.
(4) Về địa điểm đầu tư
LTK sẽ giúp các nhà đầu tư sàng lọc, lựa chọn các địa điểm đầu tư đáp ứng điều kiện và yêu cầu của cơ quan quản lý đầu tư của Việt Nam. Với tư vấn kỹ lưỡng của LTK ngay từ đầu, nhà đầu tư sẽ tránh chọn phải các địa điểm đầu tư không đáp ứng điều kiện, tránh lãng phí nhiều thời gian và tiền bạc để xử lý. Với nhiều đối tác cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng, LTK có thể hỗ trợ nhà đầu tư về các dịch vụ liên quan đến địa điểm dự án đầu tư và trụ sở công ty như thuê văn phòng riêng, văn phòng chia sẻ, văn phòng ảo,…
(5) Về vốn đầu tư và góp vốn đầu tư
Khi đăng ký đầu tư và thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, vấn đề bố trí vốn đầu tư là rất quan trọng và cần phải được tư vấn kỹ lưỡng bởi luật sư có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Mặc dù pháp luật chỉ quy định một số lĩnh vực có điều kiện đặc thù về vốn đầu tư song trên thực tế, cơ quan quản lý đầu tư lại yêu cầu toàn bộ các nhà đầu tư phải giải trình và đảm bảo được tính khả thi về vốn để triển khai dự án. Nếu không lựa chọn số vốn phù hợp và giải trình chu đáo, dự án có tỷ lệ rủi ro bị từ chối cao khi đăng ký đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng phải cần được tư vấn kỹ lưỡng về các vấn đề quy trình, cách thức góp vốn sau cho thuận tiện, đúng thời hạn và đầy đủ theo quy định của pháp luật.
(6) Về sử dụng lao động
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ cần được tư vấn và hiểu được cách thức tuyển dụng và sử dụng lao động tại Việt Nam, đặc biệt người lao động là người nước ngoài. Nếu công ty mới được thành lập có sử dụng lao động nước ngoài, nhà đầu tư còn phải bố trí việc xin cấp Visa, Giấy phép lao động và Thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài đó, các vấn đề liên quan đến nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
(7) Về người đại diện theo pháp luật
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ cần được tư vấn và bố trí Người đại diện theo pháp luật phù hợp với Luật Doanh nghiệp và bối cảnh thực tế hoạt động của công ty. Đồng thời, Nhà đầu tư nước ngoài phải lưu ý thực hiện đúng điều kiện và ràng buộc đối với Người đại diện theo pháp luật theo quy định của pháp luật, đặt biệt các công ty có nhiều người đại diện theo pháp luật.
(8) Về sử dụng dấu
Công ty được quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của công ty. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của do công ty có dấu ban hành.
(9) Về nghĩa vụ thuế
Công ty tại Việt Nam sẽ phải nộp khoản lệ phí môn bài hằng năm (không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh) là khoảng 2.000.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ tùy theo mức vốn điều lệ đăng ký. Khi Công ty lập thêm mỗi chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh thì sẽ phải nộp thêm khoản lệ phí môn bài là 1.000.000 VNĐ/năm.
Công ty sẽ phải nộp Thuế Thu nhập doanh nghiệp khi có thu nhập tính thuế (Thu nhập tính thuế = (Doanh thu + Các khoản thu nhập khác) – (Chi phí sản xuất, kinh doanh + Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển). Mức thuế suất thông thường là 20% trừ một số lĩnh vực ưu đãi đầu tư được hưởng miễn, giảm thuế.
Về thuế thu nhập cá nhân, khi Công ty chi trả thu nhập cho người lao động thì phải khấu trừ và nộp thay thuế cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Về thuế giá trị gia tăng, khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ, công ty sẽ tính, thu và nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật Việt Nam, thường theo phương thức khấu trừ thuế. Mức thuế suất Thuế Giá trị gia tăng phổ biến là 8 đến 10% tùy từng thời điểm theo quy định của Nhà nước.
Khi công ty thực hiện các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thì còn phải thực hiện kê khai và nộp các loại thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tùy loại hàng hóa cụ thể, nguồn gốc xuất xứ.
Khi công ty cung cấp một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt (như rượu bia, xe ô tô, điều hòa nhiệt độ, …) thì còn phải nộp Thuế Tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất cao theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, khi công ty sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên thì còn phải nộp Thuế tài nguyên.
(10) Về báo cáo hoạt động đầu tư
Hằng quý và hằng năm, công ty sẽ phải nộp báo cáo về tình hình thực hiện vốn đầu tư (bằng phương thức nộp trực tiếp bản giấy và nộp bằng phương thức trực tuyến).
Định kỳ 06 tháng và cả năm, công ty còn phải nộp báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư.
Ngoài ra, tùy lĩnh vực kinh doanh đặc thù cụ thể, công ty còn phải nộp các báo cáo chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
IV. Các bước cần thực hiện khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Bước 1: nghiên cứu và rà soát thị trường và pháp lý
Trước khi khởi đầu kinh doanh tại thị trường mới, nhà đầu tư nên kỹ lưỡng và cẩn trọng rà soát và khảo sát thị trường về cơ hội và rủi ro, quy trình và các bước cần triển khai để kiểm soát và sử dụng tối ưu mọi nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu và kế hoạch đề ra.
Song hành khảo sát thị trường, nhà đầu tư nên thuê các luật sư có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm để tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ về các vấn đề pháp lý cần thực hiện, xây dựng quy trình pháp lý và lộ trình triển khai chi tiết, từ đó kiểm soát các rủi ro pháp lý có thể phát sinh.
Bước 2: chuẩn bị các điều kiện, tài liệu cần thiết
Với sự tư vấn và hướng dẫn bởi luật sư có chuyên môn và kinh nghiệm, nhà đầu tư sẽ chuẩn bị và đáp ứng các điều kiện, tài liệu cần thiết.
Khi làm việc với LTK, nhà đầu tư sẽ được cung cấp danh sách các điều kiện, tài liệu cụ thể, kèm theo các hướng dẫn chi tiết. Đồng thời, luật sư của LTK sẽ luôn theo sát giúp nhà đầu tư rà soát và chuẩn bị nhanh chóng, đúng đắn và đầy đủ cho từng điều kiện và tài liệu.
Bước 3: thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Ngoại trừ một số lĩnh vực đầu tư đặc biệt hoặc có quy mô đặc biệt lớn mà theo đó nhà đầu tư phải thực hiện xin chấp thuận chủ trương đầu tư, với các lĩnh vực đầu tư kinh doanh thông thường, trước khi thực hiện đầu tư, nhà đầu tư sẽ thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tại LTK, luật sư sẽ tư vấn pháp luật, soạn thảo toàn bộ các hồ sơ và đại diện cho nhà đầu tư để thực hiện toàn bộ quá trình và thủ tục đăng ký đầu tư và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Thời gian thực hiện thực tế khi đăng ký đầu tư và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là khoảng 04 đến 05 tuần, trừ một số lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện thì thời gian thực hiện có thể lâu hơn do phải chờ ý kiến chấp thuận từ các cơ quan quản lý chuyên môn.
Bước 4: thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư có thể triển khai đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
Thời gian đăng ký thành lập công ty thực tế khoảng 01 đến 02 tuần.
Bước 5: thực hiện các công việc cần thiết và liên quan sau khi thành lập công ty
Sau khi được thành lập, công ty sẽ cần làm con dấu, mở tài khoản ngân hàng, kê khai thuế, thực hiện góp vốn đầu tư, tuyển dụng lao động, treo biển hiệu công ty, hoàn thiện văn phòng làm việc và các công việc liên quan khác.
LTK sẽ cung cấp cho nhà đầu tư Thư hướng dẫn cụ thể về các công việc cần thiết và liên quan sau khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, hỗ trợ nhà đầu tư giải đáp mọi thắc mắc liên quan (nếu có).
V. Kinh nghiệm tư vấn của LTK
Đến với LTK, các nhà đầu tư sẽ được trao đổi và tư vấn trực tiếp bởi Thạc sĩ – Luật sư Nguyễn Hải Long (Giám đốc của LTK) với hơn 10 năm kinh nghiệm hành nghề trong lĩnh vực tư vấn các hoạt động đầu tư kinh doanh vốn nước ngoài tại Việt Nam. Ông đã từng tư vấn cho hàng trăm nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực đầu tư kinh doanh khác nhau.
LTK có nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật, tư vấn điều kiện, quy trình, thủ tục đầu tư, đại diện thực hiện các thủ tục đầu tư và thành lập công ty, tư vấn kiểm soát rủi ro, tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, hỗ trợ và đồng hành cùng các nhà đầu tư nước ngoài trong các hoạt động đầu tư kinh doanh và cư trú tại Việt Nam.
VI. Các dịch vụ pháp lý của LTK
LTK sẵn sàng tư vấn và cung cấp hệ sinh thái các dịch vụ phục vụ việc đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, và việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng.
(1) LTK sẽ tư vấn pháp luật, soạn thảo toàn bộ các hồ sơ, và đại diện thực hiện toàn bộ các thủ tục hành chính/pháp lý cho việc đăng ký đầu tư và thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các vấn đề/thủ tục pháp lý liên quan khác.
>>>> Click ngay tại đây để tham khảo thêm về HỆ SINH THÁI DỊCH VỤ PHÁP LÝ CHO START-UP.
(2) LTK có đối tác để cung cấp các dịch vụ liên quan đến địa điểm trụ sở công ty như cho thuê văn phòng riêng, văn phòng chia sẻ, văn phòng ảo,…
(3) LTK có đối tác để cung cấp các công việc sao y công chứng, dịch công chứng tài liệu.
(4) LTK có liên kết với văn phòng công chứng đối tác để thực hiện các hoạt động công chứng theo yêu cầu.
(5) LTK có đội ngũ cộng sự và đối tác trong lĩnh vực kế toán, kiểm soát để tư vấn và cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán cho công ty
(6) LTK thường xuyên định kỳ khuyến nghị các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sau khi thành lập sẽ thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo đầu tư theo quy định của pháp luật.
(7) LTK cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên để đồng hành và tư vấn pháp lý thường xuyên theo yêu cầu của khách hàng.
Với tất cả các nhóm dịch vụ pháp lý của Hệ sinh thái nêu trên, các luật sư, chuyên gia của LTK đều có kinh nghiệm tư vấn thực tế chuyên sâu và thành công hàng trăm vụ việc khác nhau, nhận được sự đánh giá cao của Khách hàng.
LTK hiện cũng đang là đối tác chiến lược và hợp tác tư vấn pháp luật thường xuyên với hàng trăm cá nhân, công ty trong và ngoài nước.
Đến với LTK, chúng ta sẽ cùng đồng hành đi đến thành công.